Tập đoàn PepsiCo toàn cầu

Pepsico là một trong những công ty thực phẩm và nước giải khát hàng đầu thế giới với các sản phẩm được bán tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Những mảng kinh doanh chính của chúng tôi – Pepsi, Quaker, Tropicana, Gatorade và Frito-Lay cung cấp hàng trăm sản phẩm nước giải khát và thực phẩm mang lại sự vui thích cho người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Pepsico cũng tạo được tiếng vang lớn với cam kết kinh doanh đúng cách – mang đến chương trình “Performance with Purpose” (tạm dịch: “Hành động có chủ đích”), đồng thời tạo ra những sản phẩm có hương vị tuyệt vời mà người tiêu dùng yêu thích.

Chúng tôi gọi cam kết này là chương trình “Hành động có chủ đích”: PepsiCo cam kết mang đến một dãy các sản phẩm nước giải khát và thực phẩm đa dạng từ những sản phẩm mang lại sự vui thích tới những sản phẩm tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, tạo ra những sáng kiến giảm thiểu các ảnh hưởng đến môi trường bằng cách tiết kiệm năng lượng điện và nước tiêu thụ, giảm thiểu lượng bao bì đóng gói, mang đến cho các cộng sự của chúng tôi một môi trường làm việc tôn trọng, hỗ trợ và thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nơi chúng tôi có mặt.

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập trang web pepsico.com.

Năm 1932, Elmer Doolin kinh doanh kem nhưng gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh về giá cả. Doolin bắt đầu tìm kiếm hoạt động kinh doanh mới và trong một lần ăn trưa ở một quán café, Doolin đã mua một bịch bắp chiên với giá 5 cent. Vào thời điểm đó, bắp chiên là một loại thức ăn nhẹ phổ biến ở vùng Tây Nam nước Mỹ. Ấn tượng bởi bịch bắp chiên với giá 5 cent, Doonlin đã tìm hiểu và biết được rằng người sản xuất đang có ý định chuyển đến Mexico và muốn bán lại hoạt động kinh doanh của mình với giá 100 USD. Doolin đã mượn tiền của mẹ và mua lại công thức sản xuất bắp chiên, 19 điểm bán lẻ và các thiết bị sản xuất. Đầu tiên Doonlin sản xuất bắp chiên trong bếp của mẹ mình và sau đó nhanh chóng mở rộng, chuyển sang sản xuất trong garage xe và sau đó chuyển trụ sở đến Dallas, nơi có ưu thế về phân phối. Công ty sau đó phát triển nhanh chóng và Doolin đã đưa sản phẩm ra phạm vi toàn quốc gia thông qua các hợp đồng bán giấy phép.

Công ty H.W. Lay được sáng lập bởi Herman Lay. Herman Lay đã làm nhiều việc khác nhau và điều hành một số hoạt động kinh doanh nhỏ từ 10 tuổi trước khi trở thành nhân viên bán hàng của công ty Barrett Food Products, một công ty chuyên sản xuất snack khoai tây. Một năm sau đó, Lay đã mượn 100 USD để mua lại một nhà kho nhỏ của công ty Barrett và trở thành nhà phân phối của công ty. Năm 1933, Lay tuyển nhân viên bán hàng đầu tiên và chỉ 1 năm sau công ty đã có 6 tuyến bán hàng. Hoạt động kinh doanh của Lay phát triển nhanh chóng, nhưng bước ngoặt quan trọng nhất diễn ra vào năm 1938 khi công ty Barrett đối mặt với rất nhiều khó khăn về tài chính. Sau khi nhận được khoản đầu tư 60.000 USD từ các đối tác kinh doanh và bạn bè, Lay đã mua lại Barrett và đổi tên công ty thành H.W. Lay & Company, Inc.

1945, công ty Frito ký hợp đồng liên kết với công ty H.W.Lay.

1961, hai công ty sáp nhập với nhau, trở thành tập đoàn Frito-Lay có doanh số 132 triệu USD với 4 nhãn hàng chính: Frito, Lay’s, Ruffles và Cheetos với hệ thống phân phối trên cả nước.

1965, Frito-Lay sáp nhập với tập đoàn nước giải khát Pepsi-Cola, lập thành công ty PepsiCo – công ty nước giải khát và thực phẩm quốc tế.

Ngày nay…
Frito-Lay là một trong những công ty sản xuất thức ăn nhanh lớn nhất thế giới, hiện đang hoạt động ở 120 quốc gia.
Những nhãn hiệu lớn là Lay’s, Ruffles, Doritos, Cheetos.
Tổng doanh số hàng năm là hơn 14 tỉ USD.
63% doanh thu ròng của PepsiCo là từ Frito Lay.
Frito Lay bán hơn 2.5 triệu tấn bánh snack hàng năm.

1901 – Một số người Mỹ làm việc tại xưởng sản xuất yến mạch đã cùng nhau thành lập công ty Quaker Oats.

1983 – Công ty Quaker Oats mua lại công ty Stokely (Gatorade).

2001 – PepsiCo mua lại công ty Quaker Oats.

Mùa hè oi bức năm 1898 tại Bắc Carolina, một dược sĩ trẻ tên Caleb Braham đã thử nghiệm để tạo ra một loại nước uống nhằm phục vụ cho những khách hàng của mình. Loại thức uống này là sự kết hợp của đường, vani, nước carbonat, pepsin và hạt cola. Loại thức uống này nhanh chóng được mọi người yêu thích và đặt tên là Brad’s drink, sau này được gọi là Pepsi Cola. Caleb Braham đã mua quyền sáng chế cho thương hiệu Pepsi-Cola, và đăng ký thương hiệu Pepsi Cola vào năm 1902.

CTTG I bùng nổ đã ảnh hưởng đến cục diện kinh tế của nước Mỹ, làm cho chi phí sản xuất tăng mạnh, trong đó có giá đường. Khi giá đường tăng cao, Braham dự đoán giá sẽ còn tăng nữa nên đã mua 1 lượng đường lớn dự trữ. Không may cho ông, giá đường đột ngột giảm đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. 1923, công ty tuyên bố phá sản và được mua lại với giá $35,000.

Những người chủ mới đã phục hồi lại công ty. Nhưng tới năm 1931, tình hình kinh tế suy thoái một cách trầm trọng lại một lần nữa khiến công ty phá sản. Ngay lúc đó, Charles Guth – chủ tịch của Loft Industries – hệ thống các cửa hàng bánh kẹo và nước soda đã mua lại Pepsi Cola với giá $10,500 và đưa vào bán trong các cửa hàng của ông ta. Điều đặc biệt là khi đó Charles Guth đang là đối tác kinh doanh của Coke. Tuy nhiên, vì không đạt được thỏa thuận trong một hợp đồng mua bán nên Guth đã quyết định mua lại PepsiCola.

1934, dưới sự lãnh đạo của Guth, Pepsi Cola đã đạt được sự thịnh vượng trước đây, doanh số tăng vọt tại Mỹ ($1 million).

1941, thâm nhập qua Châu Âu.

1947, mở rộng sang Philippin và Trung Đông.

1964, ra đời sản phẩm Diet Pepsi – nước ngọt dành cho người ăn kiêng đầu tiên trên thị trường.

Người sáng lập ra nhãn hiệu Tropicana là Anthony T. Rossi, người Ý. Ông đã nhập cư vào Mỹ năm 1921 cùng 4 người bạn với ý định sau khi kiếm đủ tiền sẽ sang Châu Phi để sản xuất phim. Tuy nhiên, Anthony nhận ra cơ hội kiếm tiền ở Mỹ, và cuộc hành trình đến Châu Phi nhanh chóng bị quên lãng. Ông đã làm nhiều công việc trước khi thành lập công ty đóng gói Manatee River vào năm 1947. Khi công việc kinh doanh ngày càng phát triển, Anthony đã mở rộng kinh doanh bằng việc bán trái cây đóng hộp (cắt lát trái cây, đóng hộp và bán). Tuy nhiên, chỉ những lát lớn và đều nhau mới được chọn, còn những lát nhỏ thì bỏ đi. Để tránh sự lãng phí ấy, Anthony đã ép những lát nhỏ thành nước và bán kèm với lát trái cây đóng hộp.

Nước cam khi để lâu sẽ bị đắng do vi khuẩn lên men. Anthony không muốn giống những người khác sử dụng chất bảo quản, nên đã tiên phong trong sử dụng phương pháp “thanh trùng” sản phẩm: nâng nhiệt độ nước cam lên cao trong một thời gian rất ngắn để diệt vi khuẩn, sau đó giảm nhiệt độ xuống. Phương pháp này giúp kéo dài thời gian bảo quản nước cam đến 3 tháng mà vẫn giữ nguyên hương vị. Anthony đã có 1 sản phẩm hoàn toàn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

1957, đổi tên thành Tropicana Products, chuyên kinh doanh trái cây tươi và nước trái cây, đặc biệt là cam.

Công việc kinh doanh ngày càng phát triển, nên ngoài việc giao hàng bằng xe tải, Anthony đã mua một con thuyển tải trọng 8000 tấn để chuyên chở nước cam từ Florida đến New York.

1965, nhận đơn hàng quốc tế đầu tiên từ châu Âu (Pháp).

1969, cổ phiếu niêm yết lần đầu tiên ở NYSE (nhằm mở rộng việc kinh doanh, thu hút vốn đầu tư).

1970, con tàu Tropicana (sơn màu cam) đi vào hoạt động.

1998, PepsiCo mua lại Tropicana với giá 3,3 tỷ đôla.

Sau khi chơi thể thao, nếu uống nước thì sẽ bị chuột rút và nôn mửa. Vào thời điểm này chưa có nhiều phương tiện hỗ trợ cho việc tập luyện và thi đấu thể thao, và vấn đề này chỉ được đưa ra nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân khi đỉnh điểm là vào năm 1960, khi một cầu thủ của đội bóng trường đại học Florida gục chết ngay trên sân. Và người ta phát hiện ra rằng khi ra mổ hôi, cơ thể chúng ta không chỉ mất nước mà còn mất muối khoáng và lượng đường trong máu giảm xuống. Điều này làm mất cân bằng đường huyết trong cơ thể.

Tiến sĩ Dana đã chế tạo ra một công thức nước uống cho đội bóng trường đại học Florida có tên gọi Gatorade, một loại nước uống chống lại sự mất nước của cơ thể, cũng như bổ sung lượng muối đã mất đi khi ra mồ hôi và cân bằng lượng đường trong máu. Công thức này sau đó đã được công ty Stockely mua lại.

1970s, Gatorate phát triển sang các môn bóng chày, bóng rổ, tennis… và ký hợp đồng với ngôi sao bóng rổ Michael Jordan.

1983, công ty Quaker Oats mua lại Stokely.

2001, PepsiCo mua lại công ty Quaker Oats bao gồm cả nhãn hiệu Gatorate.